Phủ Bảo Vệ Ceramic Coating Bề Mặt Sơn

Phủ Bảo Vệ Ceramic Coating Bề Mặt Sơn

Có nên phủ ceramic ô tô? Phủ ceramic loại nào tốt nhất?

 

Phủ ceramic là gì? Phủ ceramic ô tô loại nào tốt nhất? Giá bao nhiêu? Phủ ở đâu? Tất tần tật kinh nghiệm phủ ceramic xe sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

Phủ ceramic là gì?


Ceramic còn được là gốm (hay sứ). Theo định nghĩa khoa học, gốm là nhóm vật liệu không phải là kim loại cũng không phải hữu cơ. Và “gốm” ở đây không chỉ là vật liệu đồ gốm ta thường biết, mà còn bao gồm những vật liệu như: kim cương, kính, đá saphire, đá than chì… Người ta phân gốm thành 4 nhóm. Trong đó có gốm kỹ thuật hoá và 3 nhóm còn lại là những đồ gốm ta thường dùng như bình hoa, gạch lót sàn…

Khác với 3 nhóm còn lại, gốm kỹ thuật hoá làm từ các vật liệu nguyên chất như carbide, oxide, nitride… Đa số các vật liệu này là hợp chất của kim loại với carbon, oxy, nitro… Trái ngược với suy nghĩ gốm là vật liệu dễ vỡ, gốm kỹ thuật hoá thực tế rất cứng và bền.

Phủ ceramic ô tô là phủ lên bề mặt ô tô một lớp gốm ceramic. Vật liệu ceramic phủ xe ô tô thường có gốc vô cơ như titan dioxit, silic dioxit… Từng loại bề mặt trên xe sẽ phù hợp với một loại ceramic khác nhau như: ceramic phủ sơn xe, ceramic phủ nội thất, ceramic phủ kính… Phủ ceramic còn có nhiều cách gọi khác như phủ gốm, phủ men, phủ thuỷ tinh…

Khi phủ ceramic cho xe, điển hình như phủ bề mặt sơn, lớp ceramic đóng vai trò như một màng chắn bảo vệ sơn xe tránh khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Đồng thời ceramic còn thay thế cho sáp cao cấp, giúp tăng độ sáng bóng cho bề mặt sơn xe. Lớp phủ gốm ceramic thường liên kết rất chặt chẽ với sơn nên không bị rửa trôi và rất lâu hỏng.

Có nên phủ ceramic cho ô tô không?


Bảo vệ sơn xe

Có rất nhiều tác nhân gây hại cho sơn xe như: tia UV, nước mưa, phân chim, axit côn trùng, bụi bẩn, sình lầy, muối mặn, hoá chất… Khi tiếp xúc lâu ngày, các tác nhân này sẽ tấn công, phá huỷ bề mặt sơn xe khiến xe dần dần bị xỉn màu, bạc màu, hoen ố, xuất hiện các vết loang lổ, rạn nứt, bong tróc…

Khi phủ ceramic, sơn xe ô tô sẽ được hình thành một lớp bảo vệ cứng cáp bên ngoài. Hàng rào vi mô này có khả năng ngăn cản sự xâm nhập, tấn công của những tác nhân gây hại. Cụ thể là chống lại tia cực tím, kháng kiềm và axit, chống lại sự ăn mòn, chống lại quá trình oxy hóa… Từ đó giúp sơn xe duy trì được vẻ bền đẹp dài lâu.

Chống bám nước

Ceramic có đặc tính đẩy nước. Khi phủ gốm ceramic cho xe ô tô, lớp ceramic này sẽ khiến nước hay các chất lỏng phân tán, trôi tụt nhanh chóng, không đọng lại trên bề mặt sơn xe. Điều này ngăn nước mưa hay sình lầy bám lâu, tổn hại sơn xe.

Đặc tính đẩy nước của ceramic đặc biệt hữu ích với kính lái ô tô. Khi nước rơi xuống bề mặt kính lái, lớp phủ ceramic sẽ làm nước nhanh chóng tụ thành dòng rồi trôi tụt xuống dưới thay vì đọng trên mặt kính. Nhờ đó mà người lái có được tầm nhìn tốt hơn, thông thoáng hơn khi lái xe trời mưa.

Hạn chế vết xước

Lớp sơn phủ ceramic có độ dày và độ cứng nhất định. Nó đóng vai trò như một chiếc “áo giáp” bảo vệ sơn xe và kính xe, hạn chế ma sát từ các tác động vật lý bên ngoài như: va chạm, va quẹt, lau rửa xe sai cách… Theo một số chuyên gia, phủ ceramic giúp giảm thiểu đáng kể những vết xước nhỏ thường gặp ở lớp sơn bóng (lớp sơn ngoài cùng) của ô tô như vết xoáy mạng nhện (Hologram).

Dễ vệ sinh

Tính đẩy nước của ceramic giúp việc vệ sinh xe dễ dàng hơn. Vì khó bám nên nước mưa hay các chất bẩn thường nhanh chóng trôi đi mà không cần tẩy rửa quá nhiều. Riêng kính lái, lớp phủ ceramic cũng hỗ trợ cần gạt mưa ô tô lau dọn sạch sẽ hơn.

Sơn xe bóng và đẹp hơn

Ceramic có khả năng tăng cường tính phản chiếu của sơn xe. Lớp phủ này giống như thuỷ tinh giúp sơn xe phản chiếu đồng đều hơn, tạo hiệu ứng thị giác mặt sơn trong và sâu hơn. Nhờ đó mà sơn xe ô tô sẽ sáng bóng, đẹp mắt và lộng lẫy hơn.

Bảng giá phủ ceramic ô tô

Thông thường giá phủ ceramic sẽ được quy định dựa vào size xe mà không dựa vào độ “sang chảnh” của xe. Bởi các trung tâm Detailing tính giá theo thời gian thi công và vật liệu sử dụng.

Do đó dù là các dòng sedan đồng giá như nhau dù là hạng phổ thông như Hyundai Accent, Kia K3, Mazda 3, Honda Civic… hay xe hạng sang châu Âu của các hãng như Mercedes, BMW, Audi

Còn các dòng xe 5 chỗ gầm cao như Hyundai Tucson, Mazda CX-5… hay bán tải như Ford Ranger, Mitsubishi Triton… thường đồng giá với xe 7 chỗ SUV/MPV/CUV như Toyota Fortuner, Ford Everest, Hyundai SantaFe, Honda CR-V

Nên phủ ceramic khi nào?


Theo giới chuyên môn, những loại xe nên được phủ ceramic:

Xe sử dụng với tần suất cao: Điều này sẽ khiến sơn xe nhanh hao xuống cấp hơn. Do đó phủ ceramic để tăng cường bảo vệ sơn xe là rất cần thiết.

Xe ít được vệ sinh, chăm sóc: Nếu chủ xe ít có thời gian chăm sóc, vệ sinh, rửa xe, bảo dưỡng sơn xe… thì nên gia cố thêm một lớp ceramic để bảo vệ sơn xe.

Xe cần được chăm chút, tân trang: Phủ ceramic không chỉ bảo vệ xe mà còn giúp sơn xe sáng bóng, bắt mắt và lộng lẫy hơn.

Xe cần giữ giá, bán giá cao: Độ mới, tình trạng sơn xe là một trong các yếu tố quyết định giá xe ô tô cũ. Do đó, nếu quan tâm đến giá trị xe, không muốn xe bị mất giá khi bán lại sau này thì phủ ceramic là cách bảo vệ độ bền đẹp của sơn xe rất hiệu quả.

Về thời điểm nên phủ ceramic cho xe ô tô, các chuyên gia khuyên nên tiến hành phủ ngay sau khi vừa mua xe mới. Bởi khi này lớp sơn xe hay kính xe đều còn mới nguyên, chưa hoặc ít bị tổn hại nhất nên hiệu quả bảo vệ sẽ cao nhất. Lúc này chủ xe cũng không mất nhiều chi phí cho việc hiệu chỉnh là sơn xe (kính xe) trước khi phủ ceramic.

Còn với xe ô tô cũ thì nên phủ càng sớm càng tốt. Vì sơn xe càng ít khuyết tật, tổn hại thì chi phí càng thấp, hiệu quả bảo vệ sơn zin càng cao.

Nên phủ ceramic mấy lớp?


Nhiều trung tâm Detailing ô tô thường khuyến khích khách hàng phủ càng nhiều lớp càng tốt để “bền hơn, chống trầy xước tốt hơn”. Thậm chí một số nơi còn khuyên phủ tận 10 – 15 lớp, nhưng thực tế phủ mấy lớp thì khách hàng khó thể biết rõ.

Theo các chuyên gia, lớp ceramic chỉ liên kết chặt chẽ nhất với lớp sơn hay kính xe, trong khi liên kết giữa các lớp với nhau rất kém. Giới hạn tối đa chỉ có thể phủ 5 lớp. Nếu vượt quá 5 lớp ceramic sẽ dễ bị hiện tượng bóng tróc, vảy cá… Mặt khác, để một lớp phủ ceramic có thể khô hoàn toàn, đảm bảo liên kết vĩnh viễn với sơn xe (hay kính xe) cần mất đến 1 – 2 tiếng.

Vì thế việc phủ một lúc nhiều lớp ceramic thực sự không cần thiết. Theo lời khuyên từ các hãng ceramic lớn, chỉ nên phủ từ 2 – 4 lớp. Đây là độ dày chuẩn để sơn xe có được độ sâu và trong suốt hoàn hảo. Phủ bao nhiêu lớp ceramic sẽ không quan trọng bằng sử dụng loại ceramic thương hiệu gì, có chất lượng thế nào.

Phủ ceramic có gây hại sơn xe không?


Nhiều chủ xe lo ngại phủ sứ ceramic sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn zin của xe. Theo các chuyên gia, nếu sử dụng ceramic chất lượng thì lớp phủ này sẽ không gây hại cho sơn xe. Trường hợp phủ ceramic bị lỗi thì vẫn có thể xử lý mà không ảnh hưởng đến sơn xe.

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi phủ ceramic và cũng có rất nhiều loại ceramic khác nhau, cả chất lượng và kém chất lượng. Do đó, chủ xe nên lưu ý chọn loại chất phủ có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Nên tự phủ ceramic tại nhà không?


Cũng như phủ nano, chủ xe hoàn toàn có thể mua ceramic về nhà để tự phủ, có thể tự làm sau khi xem những video hướng dẫn. Tuy nhiên thực tế thì phủ ceramic tại nhà hiệu quả sẽ không cao. Bởi phủ ceramic khó hơn phủ nano, rủi ro thất bại cao hơn vì ba nguyên nhân này.

Thứ nhất, không gian đảm bảo phủ tại nơi kín gió, không có ánh nắng mặt trời, không có bụi. Thứ hai, cần có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho việc hiệu chỉnh sơn xe (như máy đo độ dày sơn xe, máy đánh bóng quỹ đạo, đất sét tẩy vết bẩn…)

Thứ ba cũng là điều quan trọng nhất: kỹ thuật. Cần biết rửa xe, hiệu chỉnh sơn (xoá xước, đánh bóng) và phủ ceramic đúng cách. Nếu phủ không tốt, lớp phủ ceramic sẽ không đều, bị lẫn bụi. Khi này sơn xe không chỉ không sáng bóng hơn mà còn trở nên tệ hơn trước do phản chiếu không đồng đều. Đây là tác hại phủ ceramic lớn nhất khi tự làm tại nhà mà chưa thành thạo kỹ thuật.

Nhược điểm/tác hại của phủ ceramic ô tô


Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, phủ ceramic xe ô tô cũng có một số nhược điểm. Tuy nhiên hầu hết nhược điểm phủ ceramic ô tô đều xuất phát từ nguyên nhân chủ quan như:

Phủ ceramic sai cách: phủ không đồng đều, không đúng kỹ thuật, bỏ qua bước hiệu chỉnh và đánh bóng sơn xe… Điều này sẽ khiến sơn xe không sáng bóng mà trái lại trông xấu hơn.

Phủ ceramic kém chất lượng: hiệu quả bảo vệ không cao hoặc không có, sơn xe kém trong, dễ bị ố, xỉn màu sau một thời gian. Nếu để lâu ngày còn có thể tổn hại đến lớp sơn “zin”.

Ngoài ra phủ ceramic còn rất khó kiểm soát được chất lượng và kỹ thuật khi phủ ceramic. Khách hàng khi đưa xe đến garage chỉ biết “nói sao nghe vậy”. Trung tâm nào cũng giới thiệu “chất lượng, uy tín” nhưng thực tế thì chưa hẳn được như lời quảng cáo.

Bên cạnh đó các dịch vụ phủ ceramic hiện nay cũng không có một mức giá chuẩn. Mỗi trung tâm cung cấp các gói phủ ceramic khác nhau với giá khác nhau, muôn màu muôn vẻ, “thượng vàng hạ cám” đều có. Điều này tiềm ẩn không ít rủi ro.

Lưu ý sau khi phủ ceramic


Sau khi phủ ceramic, chủ xe cần lưu ý:

  • Trong vòng 24h sau khi phủ ceramic người dùng nên giữ ô tô của mình tránh tiếp xúc với nước và các môi trường bụi bẩn khác.
  • Trong 7 ngày sau khi phủ ceramic, không nên tẩy rửa bề mặt phủ bằng các chất tẩy rửa, hóa chất mạnh.
  • Trong 2 – 6 tháng sau khi phủ ceramic nên mang xe đến trung tâm để kiểm tra lớp phủ định kỳ và để khắc phục lỗi, giúp lớp sơn luôn bền.

 

Đỗ Huy Thắng     01/10/2022
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Zalo Gọi ngay